Tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ nhưng đã bị rối loạn mỡ máu. Nguyên nhân có thể là di truyền và một phần do lối sống ăn uống của học sinh.
Trường hợp điển hình là một học sinh lớp 6, quê Ninh Bình, đến khám vì chị gái của em được chẩn đoán rối loạn mỡ máu di truyền. Kết quả học sinh này cũng bị máu nhiễm mỡ do di truyền. Ngoài ra, bố của học sinh làm nghề mổ lợn nên hàng ngày anh đều giữ lại tim, bầu dục, óc lợn để bồi bổ cho các con. Món ăn này cũng dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu ở trẻ. Bệnh nhi được các bác sĩ gửi sang Viện Dinh dưỡng Quốc gia để tư vấn kiểm soát chế độ ăn, làm sao đảm bảo kiểm soát tốt nhất cholesterol nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ đủ năng lượng phát triển.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), nguồn gốc gây mỡ máu cao ở trẻ hay người trưởng thành chủ yếu là ăn uống không lành mạnh, lười vận động.
Nếu bữa ăn có nhiều thực phẩm giàu cholesterol (mỡ, da, phủ tạng động vật…), thực phẩm có chứa chất béo dạng tranfast như các loại thực phẩm chiên, rán (xúc xích, lạp xưởng…) cũng có thể làm tăng cholesterol. Ngược lại, hiện nay, học sinh rất ít ăn rau, các loại trái cây.
Tăng mỡ máu rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến cố cho tim mạch. Các nghiên cứu nhận thấy người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Cholesterol LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây biến chứng. Nếu làm giảm 1mg/dL LDL thì giảm được 2% tỷ lệ tử vong. Vì vậy, trẻ nhỏ có di truyền tăng mỡ máu hoặc trẻ béo phì cần được theo dõi rối loạn mỡ máu để tầm soát các bệnh tim mạch trong tương lai.
Để phòng mỡ máu ở lứa tuổi học sinh, bác sĩ Hưng cho rằng trẻ cần được quan tâm chú ý từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Hằng ngày, trẻ cần hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol, chất béo. Thực đơn của trẻ ở trường cũng như ở nhà cần được bổ sung thêm ăn rau xanh, thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao và luyện tập thể dục mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm chiếm 77% tổng số ca tử vong ở Việt Nam năm 2018, ở lứa tuổi học sinh, vị thành niên dễ bị tổn thương. Những hành vi, thói quen không tốt cho sức khỏe thường được hình thành trong những năm đi học có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong tương lai của trẻ.
Vì vậy, giáo dục về bệnh không lây nhiễm cũng như chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp từ trường học vô cùng quan trọng. Trẻ vẫn nên ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý, đặc biệt đảm bảo nhu cầu đạm và canxi cho trẻ (sữa, thịt, trứng, đậu…). Phụ huynh cần chú ý hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi xem tivi và nên tập cho trẻ làm một số công việc như dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, dọn bàn ghế, lau nhà, đi bộ.
Tuy nhiên, lương y Sáng lưu ý 5 nhóm người dưới đây hạn chế ăn mít chín:
Thứ nhất, những người bị gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, nhiều vitamin. Tuy nhiên, loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan. Vì vậy, lương y khuyến cáo những người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.
Thứ hai, người mắc các bệnh mạn tính
Những người có bệnh mạn tính chỉ nên ăn ít mít. Khi ăn mít, xoài, họ cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Thứ ba, người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo chế độ kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và glucoza. Các loại đường này khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đều đưa ra khuyến cáo người bệnh tiểu đường chỉ ăn lượng mít rất nhỏ, nếu ăn mít thì hạn chế các loại hoa quả khác.
Thứ tư, bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Ở người suy thận, kali ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu. Tăng kali máu đột ngột có thể làm ngừng tim. Vì vậy, các bệnh nhân bị suy thận mạn tính không nên ăn mít. Ngoài ra, người bệnh thận còn kiêng nhiều loại hoa quả khác như măng cụt, chuối.
Thứ năm, người suy nhược, sức khỏe yếu
Khi cơ thể đang suy nhược, nếu bạn ăn nhiều mít có thể gây đầy bụng, khó chịu, tim phải hoạt động nhiều và nguy cơ tăng huyết áp. Những người đang mệt mỏi nên hạn chế ăn trái cây này. Lương y Sáng cũng cho biết, nhóm người này có thể ăn một vài lát mít sấy thay thế.
Khi ăn mít, mọi người nên lưu ý thời điểm ăn. Lương y Sáng cho biết, ăn mít tốt nhất là sau bữa cơm 2 giờ. Không nên ăn mít lúc đói để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Hạn chế ăn mít vào buổi tối vì trong mít chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ gây khó tiêu, khó chịu và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Ngày 11/11/2021, FPT và UBND tỉnh Bình Phước đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện giai đoạn 2021-2025.
Sự kiện này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn; tiến tới hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số toàn diện, đưa Bình Phước sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số.
Bên cạnh đó, phát triển nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và chuyển giao những tiến bộ khoa học, công nghệ về viễn thông và công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Bình Phước.
Nội dung thỏa thuận hợp tác bám sát theo Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025. Trong đó, dựa trên đặc thù của tỉnh và thế mạnh của FPT, hai bên sẽ tập trung triển khai các nội dung để phát triển khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo tập trung của tỉnh, hỗ trợ tỉnh thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư, vốn đầu tư vào lĩnh vực CNTT; hợp tác đầu tư tổ hợp giáo dục công nghệ bao gồm trường đại học, cao đẳng phổ thông và trung tâm sản xuất phần mềm tại tỉnh Bình Phước.
Đồng thời, FPT cũng triển khai gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh trong việc tư vấn chuyển đổi số và các ứng dụng chuyển đổi số; đẩy mạnh truyền thông, tập huấn, chuyển giao kiến thức về chuyển đổi số cho Đoàn thanh niên, doanh nghiệp, người dân…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, hai bên sẽ nghiên cứu triển khai ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và các chương trình giúp doanh nghiệp và hộ gia đình bán nông sản ra toàn quốc thông qua nền tảng thương mại điện tử.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là đột phá để thực hiện khát vọng phát triển của Bình Phước. Tỉnh xác định phát triển công nghiệp là trung tâm; thương mại - dịch vụ phát triển kịp thời để phục vụ lại nhu cầu phát triển công nghiệp; nông nghiệp phát triển hiệu quả theo hướng công nghệ cao. Dựa trên những lĩnh vực hai bên thống nhất hợp tác đầu tư, Bình Phước xem đây là cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cũng như tạo ra nguồn nhân lực CNTT.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết, thỏa thuận hợp tác này thể hiện trách nhiệm của FPT, trách nhiệm của một tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam vì sự phát triển phồn vinh và bền vững của người dân, doanh nghiệp và chính quyền. FPT cam kết sẽ sát cánh cùng Bình Phước để đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT nhận định, thỏa thuận là bước khởi đầu để FPT và UBND tỉnh Bình Phước cùng hợp tác xây dựng một chiến lược cho giai đoạn phát triển mới với trọng tâm phát triển là giúp người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và chính quyền hoạt động hiệu quả hơn. FPT sẽ tập trung vào 3 hoạt động trọng tâm gồm tìm đầu ra cho nông sản của địa phương với hướng đi chính là thương mại điện tử; đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp, chính quyền đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguyễn Thái
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương.
" alt=""/>Chuyển đổi số là là bước đột phá để thực hiện khát vọng phát triển của Bình Phước